KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHÀO MỪNG 86 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH (26/3/1931 – 26/3/2017)

 

ĐOÀN THANH NIÊN XÃ LẠC AN

BCH CHI ĐOÀN TRƯỜNG THCS LẠC AN

***

Số: …./KH-CĐ

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

 

Lạc An, ngày 15 tháng 3 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN

CHÀO MỪNG 86 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

(26/3/1931 – 26/3/2017)

 

-Thực hiện sự chỉ đạo của BGH về việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa học kì II năm học 2016 – 2017.

– Căn cứ vào chương trình Công tác Đoànnăm 2017 của xã đoàn Lạc An.

-Nay Chi đoàn trường THCS Lạc An xây dựng kế hoạch tổ chức “ Trò chơi dân gian” chào mừng 86 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, với nội dung như sau:

I.MỤC ĐÍCH:      

Chào mừng 86 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931 – 26/3/2017)

– Nhằm giáo dục học sinh bảo tồn và phát huy vốn trò chơi dân gian  của dân tộc. Giáo dục lòng yêu nước và văn hóa Việt Nam. Giáo dục nề nếp đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh .

– Hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

– Nhằm tạo không khí vui tươi, đoàn kết và giải trí sau những tuần học tập căng thẳng.

– Phối hợp với GVCN thực hiện hoạt động NGLL chủ điểm tháng 3.

II.NỘI DUNG – HÌNH THỨC:

-Nội dung:Tổ chức “Ngày hội trò chơi dân gian”.

-Hình thức : Thi đấu các trò chơi dân gian giữa các lớp trong khối và ngoài khối.

***Chương trình cụ thể :

1.Ổn định tổ chức

2.Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

  1. Thông qua chương trình buổi sinh hoạt
  2. Diễn văn khai mạc ngày hội sinh hoạt trò chơi dân gian
  3. Công bố ban trọng tài, luật chơi .

6.Tổ chức chơi các trò chơi

7.Bế mạc + trao giải

III. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA: Tất cả các em học sinh .

  1. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM:

-Thời gian: Lúc 1h30’  ngày 23/3/2016

-Địa điểm: Sân trường THCS Lạc An

 

STT Thời gian Nội dung Địa điểm Người tham gia Ghi chú
1 13:45 Khai mạc   Toàn bộ Gv+ Hs GVCN, các trọng tài trong thời gian không tham gia tổ chức thì làm công tác ổn định, giữ trật tự, quản lí hs, hỗ trợ phần trò chơi tự do.
2 14:00 -Ô quan

-Trò chơi tự do

  -2 hs / 1 lớp

-Hs chơi tự do

3 14: 20 -Kéo co

-Trò chơi tự do

  -10 hs / 1 lớp

-Hs chơi tự do

4 15:00 -Cướp cờ

-Trò chơi tự do

  -4 hs / 1 lớp

-Hs chơi tự do

5 15: 40 Bế mạc + Trao giải   Toàn bộ Gv + Hs

 

 

V.THỂ LỆ – TRÒ CHƠI :

    

1.Trò chơi Ô Ăn Quan

Đối tượng: Học sinh khối 6,7,8,9.

Số lượng: Mổi lớp cử 2 Hs, thi đấu theo khối.

Chọn :Mỗi khối một giải nhất.

Dụng cụ: , phấn vẽ ô quan, quan và dân ( 4 quan, 100 dân cho mỗi khối)

Cách chơi: BTC sắp xếp quan, quân cho các đội thi. Các lớp tù xì để  chọn  đội đi trước. Mỗi đội chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Khi đến lượt người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông của mình để lần lượt rãi vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý.

Trường hợp ăn quân: Nếu liền sau đó là một ô trống (ô dân) rồi đến một ô có chứa quân ( không phân biệt ô quan hay ô dân) thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó.

Trường hợp mất lượt: Nếu liền sau đó là một ô quan ( có quân hoặc không có quân) hoặc 2 ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.

Trường hợp xuất quân: Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có quân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô một dân. Nếu người chơi không đủ dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.

Cuộc Chơi kết thúc: Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở 2 ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp 2 ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn quân trong những ô vuông thì quân trong những ô vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên đó. Lúc này được gọi là HẾT QUAN TOÀN DÂN KÉO VỀ.

*** Trường hợp bị loại:

– Chơi không đúng luật.

– Tập trung không đúng thời gian quy định.

– Nói bậy, chửi tục khi tham gia.

2.Trò chơi kéo co :

Đối tượng: Học sinh khối  6,7,8,9

Số lượng:Mỗi lớp 10 Hs ( 5 nam, 5 nữ )

Chọn : Mỗi khối một giải nhất.

Dụng cụ: phấn vẽ mức, dây kéo co.

Cách chơi:

-Hs đứng thành 2 bên theo lớp của mình, mỗi lớp 1 bên ( có mức vẽ dưới đất rõ ràng, mức ở giữa và mức của hs đứng đầu tiên cách mức ở giữa 1 mét.).

-Mỗi thành viên trong đội cầm sợi dây kéo co được đánh dấu hiệu ( sợi dây đỏ) quyết định thắng bại. Dây đỏ trên sợi dây kéo co ban đầu được căn vị trí khớp với mức giữa vẽ dưới đất.

-Khi có hiệu lệnh của trọng tài, 2 bên bắt đầu kéo làm sao cho sợi dây đỏ di chuyển về phía mình. Nếu vị trí của sợi dây đỏ hướng về phía đội nào có khoảng cách so với mức giữa hơn 1 mét thì đội đó dành chiến thắng.

Đối với khối có 4 lớp: bốc thăm để đấu vòng loại, 2 lớp bốc thăm con số giống nhau sẽ đấu cùng nhau, sau đó 2 lớp dành được chiến thắng trong vòng loại sẽ đấu với nhau để tranh giải nhất. ( 1 khối sẽ có tổng  cộng 3 lượt kéo)

Đối với khối có 3 lớp ( khối 9): đấu xoay vòng để tính điểm, 1 lượt thắng 1 điểm ( A vs B, B vs C, A vs C). Đội nào đạt 2 điểm thì đạt giải nhất. Nếu sau 3 lượt kéo, cả 3 đội đều đạt điểm như nhau, thì từng đội sẽ đấu với đội đạt giải nhất của khối 8.

  • Nếu cả 3 đội đều thua thì đội của khối 8 giành phần giải nhất của khối 9.
  • Nếu 1 đội thắng, 2 đội kia thua. Đội chiến thắng đạt giải nhất.
  • Nếu 2 đội thắng, 1 đội thua. 2 đội thắng sẽ đấu với nhau giành giải nhất.

***Trường hợp bị loại:

– Cố tình kéo khi chưa có hiệu lệnh của trọng tài.

– Tập hợp không đúng thời gian quy định.

– Nói bậy, chửi tục khi tham gia.

*** Trường hợp chơi xấu hay cố tình thả dây cho đội bên kia té phạt chạy 10 vòng sân trường.

3.Trò chơi cướp cờ :

Đối tượng: Học sinh khối  6,7,8,9

Số lượng: Mỗi lớp 4 hs ( 2 nam, 2 nữ )

Chọn : Mỗi khối một giải nhất.

Dụng cụ: phấn vẽ mức, cờ, bảng số có dây đeo.

Cách chơi:

-Trọng tài cho hs của các lớp đứng vào từng vị trí (khu làng) xung quanh cờ (khoảng cách tới cờ và khoảng cách giữa các đội chơi đều nhau, và phải khoanh vùng, vẽ mức rõ ràng,  người chơi không được đứng vượt mức trong lúc chờ hiệu lệnh, và trong lúc cướp cờ cũng không được chạy ra khỏi vòng biên do trọng tài vẽ sẵn).

-Mỗi thành viên trong đội đều được đặt sẵn số hiệu cố định không thay đổi đeo trước ngực 1, 2, 3 , hoặc 4

-Trọng tài sẽ là người quyết định gọi số hiệu nào bất kì lên giành cờ. ( 1, 2, 2 và 3, cả làng,…). Sau khi nghe thấy số hiệu của mình thì nhanh chóng chạy lên giành cờ. Đội nào giành được cờ đem về làng mình trước thì đội đó đạt 1 điểm.

-Sau 5 lượt lên cướp cờ, đội nào đạt nhiều điểm nhất thì đạt giải nhất. Nếu bằng điểm sẽ thi them 1 lượt phụ.

***Trường hợp bị loại:

  • Tập hợp không đúng thời gian quy định.
  • Nói bậy, chửi tục.
  • Cố tình chơi xấu, xô ngã bạn chơi.

Chú ý: Lên cướp cờ sai số hiệu không được tính điểm.

4.Trò chơi tạt loong :

Đối tượng: Học sinh khối  6,7,8,9

Số lượng: Chơi tự do

Dụng cụ: phấn vẽ mức, loong.

Cách chơi: Hs dùng dép tạt đổ loong để dành phần quà từ BTC.

5.Trò chơi ném vòng:

Đối tượng: Học sinh khối  6,7,8,9

Số lượng: Chơi tự do

Dụng cụ: phấn vẽ mức, vòng, chai,

Cách chơi: Hs dùng ném vòng vào cổ chai để dành phần quà từ BTC.

5.Trò chơi đá bong vào gôn:

Đối tượng: Học sinh khối  6,7,8,9

Số lượng: Chơi tự do

Dụng cụ: phấn vẽ mức, bóng, gôn ( dép, chai, hoặc gạch)

Cách chơi: Hs đá bóng vào gôn để dành được quà từ BTC.

 

 

VI.THÀNH PHẦN BAN TỔ CHỨC:

1.Thầy:        Nguyễn Văn Hùng              Hiệu trưởng                 Trưởng ban

2.Cô :           Trần Thiên Hà                     Bí thư chi đoàn            Phó ban

3.Cô:            Lâm Thị Kim Tuyết            Phó bí thư chi đoàn      Thành viên

4.Cô:            Hà Thị Thu Hương             UV BCH chi đoàn        Thành viên

5.Cô :           Nguyễn Bùi Kim Ngọc       Tổng phụ trách             Thành viên

VII. THÀNH PHẦN TỔ TRỌNG TÀI:

1/ Trò chơi : Ô Quan:

-Tổ trưởng + Ghi kết quả: Cô: Trần Thiên Hà

Giám sát từng khối lớp, báo cáo kết quả với tổ trưởng:

Khối 6: Cô :     Trương Hồng Hạnh

Khối 7: Thầy:  Nguyễn Hữu Quang

Khối 8: Cô:      Nguyễn Thị Kiều Chinh

Khối 9: Thầy:  Nguyễn Trí Thông

2/ Trò chơi Kéo Co:

-Tổ trưởng + Ghi kết quả: Cô: Lâm Thị Kim Tuyết

Trọng tài:

Khối 6 + 7: Cô: Đoàn Thị Trúc Ly

Khối 8 + 9: Thầy: Nguyễn Thanh Tùng

3/ Trò chơi Cướp Cờ:

-Tổ trưởng + Ghi kết quả: Cô: Hà Thị Thu Hương

Trọng tài:

Khối 6 + 7: Cô: Nguyễn Thị Phương Yến

Khối 8 + 9: Thầy: Nguyễn Thái Hòa

Trọng tài biên: Thầy: Nguyễn Thanh Tùng.

4/ Tạt Lon

  1. 1. Cô: Lê Thị Hoàng Oanh ( tổ trưởng)
  2. Thầy: Nguyễn Thái Hòa
  3. Cô: Nguyễn Thị Phương Yến

5/ Ném Vòng  :

  1. Thầy: Nguyễn Hữu Quang ( tổ trưởng)
  2. 2. Cô: Nguyễn Thị Kiều Chinh
  3. Thầy: Nguyễn Trí Thông

6/ Đá Bóng Vào Gôn:

1.Thầy : Nguyễn Bùi Kim Ngọc ( tổ trưởng)

  1. Cô: Trương Hồng Hạnh
  2. Cô:  Đoàn Thị Trúc Ly

*** Trong quá trình tổ chức có thể linh động sử dụng luật chơi cho phù hợp với từng đối tượng nhưng không làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng  của trò chơi .

VIII. BIỆN PHÁP:

-Tham mưu Chi bộ.

-Thông báo đến toàn thể GVCN, phổ biến kế hoạch đến Đội viên  học sinh lớp mình.

-GVCN vận động Đội viên học sinh chi đội (lớp mình) tích cực tham gia để “Ngày hội sinh hoạt trò chơi,trò chơi dân gian” thành công tốt đẹp.

 

 

 

 

 

 

 

  1. KINH PHÍ:

-Phát thưởng:                        1.700.000đ

-Phục vụ trò chơi :               300.000đ

-Tổng cộng:                           2.000.000đ

 

Để tạo nguồn kinh phí góp phần cho các hoạt động sôi nổi hơn đề nghị mỗi lớp ủng hộ 100.000đ (nộp về cho cô Hương)

  1. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:( GIẢI TẬP THỂ ).

– Trò chơi Ô Quan: mỗi khối một giải nhất trị giá 100.000đ

– Trò chơi Kéo Co: mỗi khối một giải nhất trị giá 100.000đ

– Trò chơi Cướp Cờ: mỗi khối một giải nhất trị giá 100.000đ

– Quà cho phần Trò Chơi Tự Do: mỗi giải 1 phần quà trị giá 1.000đ – 2.000đ

XI.CÁC TIỂU BAN VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

A.Các tiểu ban  gồm:

-Ban tổ chức

-Tổ  trọng tài

-Tổ điều kiện .

-Tổ thư ký .

B.Nhiệm vụ của các phân ban.

1.Ban tổ chức: Lập kế hoạch tổng thể và tổ chức “Ngày hội sinh hoạt trò chơi dân gian” vào lúc 1h30’ ngày 23/3/2016, phân công các tiểu ban. và tổ chức khai mạc .

2.Tổ trọng tài: Nghiên cứu kỹ trò chơi , cách thức tổ chức trò chơi nhằm đánh giá kết quả trò chơi trên tinh thần khách quan, công bằng và chính xác.

3.Tổ Điều kiện  :

Trang trí, dán chữ, treo phông màn: Đ/c Tùng, Quang, Hòa ( hoàn thành vào chiều ngày 22/3/2016)

Kẻ sân và phân công vị trí tổ chức trò chơi: Yến, Hương, Hà (hoàn thành vào chiều ngày 22/3/2016)

– Chuẩn bị dụng cụ các trò chơi : Trọng tài trò chơi nào thì chịu trách nhiệm chuẩn bị cho trò chơi đó. Nếu cần chi phí thì liên hệ BTC.

– Mua quà + Gói quà: Hà, Tuyết, Hương, Linh, Tuyền.

Nhận quà từ ban tổ chức và phát cho các học sinh trong phần thi tự do: Tổ trọng tài

4.Tổ thư kí.

Đ/c : Hà, Tuyết, Hương tổng hợp và công bố kết quả.

 

Chi đoàn  kính mời qúy Thầy Cô chủ nhiệm xem kế hoạch  và phổ biến  cho lớp mình. Lập danh sách học sinh tham gia các trò chơi và quản lí học sinh trong quá trình ngày hội diễn ra, nhắc nhở học sinh đóng góp 100.000đ và nộp về phòng Đội đúng thời gian qui định.(trước thứ 3 ngày 21/3/2016).

Trên đây là  kế hoạch “Ngày hội trò chơi dân gian”  của Chi đoàn trường THCS Lạc An.

 

 

 

Nơi nhận:                                                                    TM. BCH CHI ĐOÀN

  • Đ/c Nguyễn Văn Hùng- Bí thư Chi bộ, HT                                              BÍ THƯ
  • Đ/c Lê Tấn Phát – Phó HT
  • Xã Đoàn
  • Thành Viên BCH
  • Lưu                                                                                     Trần Thiên Hà