CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS LẠC AN GIAI ĐOẠN 2013-2018 VÀ TẦM NHÌN 2020.

KẾ HOẠCH

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS LẠC AN

GIAI ĐOẠN 2013-2018 VÀ TẦM NHÌN 2020

________________     

Trường THCS Lạc An nằm trên địa bàn xã Lạc An thuộc huyện Bắc Tân Uyên tỉnh Bình Dương, trường  được thành lập theo quyết định số 195/QĐ-UBND ngày 25/08/1992 của Chủ tịch UBND huyện Tân Uyên trước đây và được tách ra từ trường phổ thông cơ sở Lạc An với 5 phòng học, 1 văn phòng với 8 lớp và 296 học sinh. Xã Lạc An là một xã thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bình Dương và có đặc thù riêng là vùng công giáo ( Thiên chúa giáo ), ra đời trong thời điểm đất nước và đời sống nhân dân còn rất khó khăn  do mới thống nhất đất nước. Trải qua 20 năm trường THCS Lạc An đi trên chặng đường đầu tiên đầy thử thách và khó khăn , tuy nhiên trong chặng đường trên nhà trường cũng đạt được nhiều kết quả khả quan, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, kết quả lên lớp, tốt nghiệp trung học cơ sở và trúng tuyển vào lớp 10 hàng năm đều đạt kết quả tốt, tính đến thời điểm năm 2012 trường đã phát triển với cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia bao gồm: 14 phòng học; khối văn phòng có 4 phòng; khối phòng chức năng có 8 phòng ; khối phòng học bộ môn có 8 phòng và  có số lớp là 16 với 602 học sinh.

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đoạn 2013-2018, tầm nhìn 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho nhà trường phát triển trong tương lai. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Lạc An là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong công việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, cùng với các trường trung học cơ sở trong huyện xây dựng ngành giáo dục Huyện Tân Uyên nói riêng tỉnh Bình Dương nói chung  nâng lên tầm cao mới nhằm đáp ứng được  yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và xu hướng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

  • TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG:
  1. Điểm mạnh:

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường có 48 người; trong đó: Ban giám hiệu 2; Giáo viên trực tiếp đứng lớp là 29, giáo viên làm công tác khác không trực tiếp dạy lớp 9 và nhân viên là  8 người.

  • Trình độ chuyên môn: 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 21 giáo viên

có trình độ trên chuẩn ( Đại học ) .

  • 100% giáo viên có chứng chỉ A tin học trở lên đáp ứng được yêu cầu sử

dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy.

  • Công tác tổ chức quản lí của ban giám hiệu khoa học và nhiều sáng tạo. kế

hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi và sát thực tế. công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới, được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

  • Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trẻ , nhiệt tình, có trách nhiệm,

yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

  • Chất lượng học sinh :

+ xét tuyển hàng năm vào lớp 6 là 100% học sinh trên địa bàn đã hoàn thành chương trình Tiểu học.

+ Xếp loại học lực học sinh: Khá, giỏi chiếm trên 50%.

+ Xếp loại hạnh kiểm: Khá, tốt chiếm 97,7%, không có học sinh bị xếp loại yếu.

+ Có nhiều học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh .

+ Tỷ lệ được xét tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm từ 95 % trở lên.

– Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện tại (đồng bộ, bàn ghế học sinh đúng quy cách, có đầy đủ các phòng bộ môn )

Điểm hạn chế:

  • Tổ chức quản lí của ban giám hiệu:

+ Chưa chủ động tuyển chọn được nhiều giáo viên, cán bộ có năng lực

chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao mà chỉ nhận do Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện phân công về.

+ Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên

chưa thực chất, phân công công tác chưa phù hợp với năng lực, trình độ, khả năng một số giáo viên.

  • Đội ngũ giáo viên,công nhân viên:

Còn một vài giáo viên chưa thật sự đáp ứng yêu cầu giảng dạy và quản lý học sinh trong giờ dạy.

3.Thời cơ:

–  Được sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh học sinh trong địa bàn xã.

–  Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn vững vàng  kĩ năng sư phạm khá, tốt.

–  Nhu cầu giáo dục chất lượng cao ngày càng tăng.

– Có khả năng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong năm học 2012-1013.

  1. Thách thức

– Đòi hỏi ngày càng cao chất lượng giáo dục của xã hội trong thời kì hội nhập nhưng nhận thức về việc học tập của đại đa số cha mẹ học sinh thấp.

– Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

– Yêu cầu ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngày càng cao.

– Các trường THCS trong địa bàn huyện và nhất là các trường ở khu vực thành phố Thủ Dầu Một  tăng nhanh về số lượng và chất lượng giáo dục.

  1. Xác định các vấn đề ưu tiên:

–  Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hương phát huy

tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.

–  Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

–  Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy-học và công tác quản lí.

–  Đưa công tác kiểm định chất lượng giáo dục vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường cũng như công tác quản lí của lãnh đạo nhà trường và chất lượng giảng dạy của đội ngũ.

  • TẦM NHÌN-SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA NHÀ

TRƯỜNG

  1. Tầm nhìn:

       Với những thời cơ hiện có, nhà trường hướng tới trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2013-2018.

      Xây dựng thành công trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 vào năm 2015.

  1. Sứ mệnh:

Tạo dựng được môi trường học tập có nề nếp, có  kỉ cương và có chất lượng

 giáo dục ỗn định theo hướng ngày càng cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội

phát triển tài năng và tư duy sáng tạo.

  1. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường:

– Tinh thần trách nhiệm.          – Sự hợp tác.

– Tính trung thực.                    – Tính sáng tạo.

– Tính thân thiện            – Ý thức vươn lên.

 

  • MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG:
  1. Mục tiêu:

         Xây dựng trường học thân thiện, hiệu quả giáo dục cao. Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay.

  1. Chỉ tiêu:
    • Đội ngũ cán bộ giáo viên:

–  Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lí, giáo viên và công nhân viên

được đánh giá khá, giỏi 90 %.

–  Có 50% giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp cơ sở trở lên .

–  100% Giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính ( có chứng chỉ A tin học

trở lên )

–  100% giáo viên thiết kế được bài giảng điện tử và sử dụng thành thạo bảng tương tác thông minh .

–  Có trên 70 % cán bộ quản lí và giáo viên có trình độ đại học, và hiệu

trưởng, phó hiệu trưởng đều có trình độ đại học về quản lý giáo dục.

  • Học sinh:

–  Quy mô:

+ Lớp học: 15 đến 18 lớp.

+ Học sinh: 550 đến 700 học sinh

–  Chất lượng học tập:

+ Trên 50% học lực khá, giỏi (Trong đó loại giỏi phải đạt 12% trở lên).

+ Tỉ lệ học sinh có học lực yếu, kém < 5 % .

+ Tỉ lệ học sinh bỏ học dưới 1%.

+ Tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm 95 % trở lên.

+ Có học sinh giỏi huyện, tỉnh .

–  Chất lượng đạo đức, kĩ năng sống:

+ Có 98% học sinh đạt khá- tốt về mặt đạo đức.

+ Học sinh được trang bị các kĩ năng sống cơ bản.

Cơ sở vật chất:

–   Xây dựng môi trường sư phạm “ An toàn-Xanh- sạch-đẹp”.

  1. Phương châm hành động:

“Chất lượng giáo dục là đích đến của nhà trường.”

  • CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG:
  1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh:

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh.

 

Đổi mới và tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn, giúp học sinh có được nhiều kĩ năng sống .

Công tác quản lý: Thực hiện theo phong cách phân quyền kết hợp với phong cách dân chủ, Hiệu trưởng chỉ đạo toàn bộ hoạt động nhà trường, phó hiệu trưởng phụ trách các tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn phụ trách các giáo viên  bộ môn trong tổ.

  1. Xây dựng và phát triển đội ngũ:

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

người phụ trách: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn.

  1. Cơ sở vật chất và trang thiêt bị giáo dục;

Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài .

Người phụ trách: Hiệu trưởng phụ trách trang thiết bị giáo dục; kế toán; nhân viên thiết bị.

  1. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin:

Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí, giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng quản lí, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, công nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc, khuyến khích  cán bộ, giáo viên, công nhân viên mua sắm máy tính cá nhân.

Người phụ trách: phó hiệu trưởng.

  1. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục:

– Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà

trường. chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

–  Huy động các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển

nhà trường.

* Nguồn lực tài chính:

+ Ngân sách nhà nước

+ Ngoài ngân sách (  Từ công tác xã hội hóa và Ban đại diện Cha mẹ học sinh )

                     * Nguồn lực vật chất:

+ Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ.

+ Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy-học.

+ Người phụ trách: BGH, Hội CMHS.

  • TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:
  1. Phổ biến kế hoạch chiến lược:

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, Phụ huynh học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

  1. Tổ chức:

Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược, điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

  1. Lộ trình thực hiện kê hoạch chiến lược:

Giai đoạn 1: Từ năm 2013-2015

Giai đoạn 2: Từ năm 2015-2018

Giai đoạn 3: Từ năm 2018-2020

  1. Đối với hiệu trưởng:

Tổ chức triển khai thực hiên kê hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

  1. Đối với phó hiệu trưởng:

Theo nhiệm vụ được phân công giúp hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

  1. Đối với tổ trưởng chuyên môn:

Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

  1. Đối với cá nhân, cán bộ, giáo viên, CNV:

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trưởng để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. báo cáo kết quả thực hiện kê hoạch theo từng học kỳ, năm học. đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

 

Trên đây là chiến lược phát triển giáo dục của trường trung học cơ sở Lạc An giai đoạn 2013-2028 và tầm nhìn đến năm 2020. Rất mong được sự góp ý và chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Tân Uyên để kế hoạch được hoàn chỉnh và khả thi hơn.

 

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO